Các quan điểm đối lập Chủ_nghĩa_cá_nhân

Chủ nghĩa cá nhân có ý tiêu cực trong một số xã hội và môi trường nhất định, những nơi xem chủ nghĩa cá nhân gắn liền với chủ nghĩa vị kỷ. Ví dụ, chủ nghĩa cá nhân bị phê phán nặng nề nhất ở các nước Đông Á nơi mà các hành vi vị kỷ theo truyền thống bị xem là những hành vi phản bội của người đó trước những người mà cá nhân đó có nghĩa vụ (ví dụ gia đình hay công ty). Sự thiếu vắng của hệ thống y tế toàn diện tại Mỹ, bắt nguồn từ niềm tin vào trách nhiệm của cá nhân (chứ không phải là xã hội), bị chỉ trích nặng nề tại châu Âu và các nước khác nơi có hệ thống y tế toàn diện (thường sử dụng vốn từ nguồn thuế) nhằm bảo vệ cá nhân trước những thăng trầm của đời sống hay những vấn đề về sức khỏe.

Những người ủng hộ những hoạt động công cộng và trách nhiệm xã hội tranh luận rằng chính sách của họ là có lợi cho cá nhân, và chủ nghĩa cá nhân cực đoan có thể làm tổn thương chính bản thân cá nhân. Nhưng những người không ủng hộ lại cho rằng những hoạt động công có thể có hậu quả không lường trước nằm ngoài phạm vi mà những chính sách này dự định giải quyết. Nhiều nhà cá nhân chủ nghĩa cho rằng lập luận "có lợi cho cá nhân" là không thích hợp và rằng chủ nghĩa cá nhân không phải là nói nhiều về quyền lợi cá nhân mà là sự lựa chọn của cá nhân.

Alexis de Tocqueville, với tác phẩm Dân chủ ở Mỹ được dịch sang tiếng Anh năm 1840 (xuất bản bằng tiếng Pháp năm 1835) cũng sử dụng thuật ngữ này.[3][5] Tocqueville mô tả người Mỹ có tính cá nhân rất cao và tin rằng chủ nghĩa cá nhân không thể tách rời khỏi quan điểm kiểu Mỹ về nền dân chủ bình đẳng.[6] Ông viết, "Không chỉ nền dân chủ khiến người ta quên đi tổ tiên của họ, mà còn ảnh hưởng đến con cháu họ và tách rời họ ra khỏi hiện tại, Mỗi một con người giờ đây bị quẳng vĩnh viễn trở lại với bản thể của mình, và có nguy cơ là anh ta sẽ bị nhốt trong nỗi cô đơn của tâm hồn." Và, "Chủ nghĩa cá nhân là một cảm nhận lạnh lùng và chín muồi, nó vứt bỏ từng thành viên của cộng đồng bằng cách chặt đứt bản thân anh ta rời khỏi cộng đồng của anh ta và kéo anh ta rời khỏi gia đình và bạn bè của anh ta, vì vậy sau khi anh ta đã tự tạo cho mình một vòng tròn nhỏ của riêng mình, anh ta sẵn sàng rời bỏ xã hội chung để đi tới chính mình. Ích kỷ nảy sinh ngay từ khi sinh như là một bản chất mù quáng; chủ nghĩa cá nhân tiến triển từ những phán xét sai lầm hơn là từ những cảm nhận đồi trụy; chủ nghĩa cá nhân phát sinh từ sự thiếu hiểu biết của trí óc hơn là từ sự bướng bỉnh của con tim. Tính tự kỷ nhốt chặt hòn ngọc của đức hạnh trong tối tăm; chủ nghĩa cá nhân, ban đầu, chỉ liếm đức hạnh của cuộc sống chung; nhưng lâu dài chủ nghĩa cá nhân tấn công và phá hủy tất cả các đức hạnh khác và với thời gian nhốt tất cả trong tầm thấp hèn của ích kỷ."[7]

Phát biểu của Nguyễn Phú Trọng tại lễ kỷ niệm sinh nhật 125 năm ngày sinh Hồ Chí Minh, có đoạn trích dẫn các quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng: "Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, gột rửa chủ nghĩa cá nhân, bởi vì "chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, của chủ nghĩa xã hội"; "là thứ gian giảo, xảo quyệt", "là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư, nết xấu", nó "kéo người ta xuống dốc không phanh..."[8]. Tuy nhiên một thực tế kinh tế thị trường kéo theo tâm lý cá nhân chủ nghĩa phát triển.